Chú thích Bắc hành tạp lục

  1. Số lượng bài thơ ghi theo Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr. 94. Có nguồn ghi 132 bài, do tách thi phẩm Thăng Long thành hai bài riêng.
  2. Chép theo Từ điển văn học]] (bộ mới, tr. 103). Website Thi viện cho biết chi tiết: "Nguyễn Du cùng phái đoàn đi sứ rời ải Nam Quan ngày 6 tháng 4 năm Quý Dậu (1813), lên tới Bắc Kinh, lưu du phần lớn bằng thuyền, rồi trở về nước tới ải Nam Quan ngày 29 tháng 3 năm Giáp Tuất (1814).
  3. Văn học 11 tập I. Nhà xuất bản Giáo dục, 1981, tr. 24.
  4. Thơ chữ hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, 1978.
  5. GS Nguyễn Huệ Chi còn phân thêm đề tài "tao ngộ", gồm khoảng 20 bài nói về những sự kiện lớn, những cảnh ngộ bất thường mà nhà thơ chứng kiến hoặc nếm trải, như: binh đao, thác ghềnh, lụt lội, những chuyện thương tâm...Nhưng xét thấy, đề tài này có thể ghép chung với nhóm thơ mang đề tài "lộ trình" được. Thật ra, sự phân loại này chỉ có tính cách tương đối vì trong tư tưởng Nguyễn Du không có những cách nhìn đối lập hoặc tách bạch rõ ràng.
  6. Theo Ngữ văn 10, thì Thanh Hiên thi tập có 78 bài, Nam trung tạp ngâm có 40 bài (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr. 94)
  7. Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1122). Văn học 11 tập I có nhận xét tương tự: Bắc hành tạp lục được viết ở nước ngoài, mượn đề ở nước ngoài, nên việc ăn nói của Nguyễn Du có phần thoải mái hơn (Nhà xuất bản Giáo dục, 1981, tr. 24).
  8. Từ điển văn học (bộ mới), tr. 104.
  9. Sách đã dẫn, tr. 94.
  10. Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học, 1981, tr. 110, 172 và 174.
  11. Nguyễn Huệ Chi, Mấy vẽ mặt thi ca Việt Nam. Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1983, các tr. 139, 153, 163 và 166.
  12. Bàn đến thi phẩm Phản Chiêu hồn, nhà thơ Xuân Diệu viết: Có thể nói, trong Bắc hành tạp lục, không còn là chuyện nước nước Sở, nước Tần nữa; mà là chuyện khắp nơi, chuyện của thời đại này. Như trong bài Phản chiêu hồn, Nguyễn Du bi phẫn đến nỗi bảo với hương hồn Khuất Nguyên thôi chớ về thăm cõi trần nữa, hãy đi luôn về thái hư thái cực, vì cõi đời này "cát bụi nhớp cả quần áo" và bọn quan lại, thì: "Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc - Mà xét thịt người nhai ngọt xớt" (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập I. Nhà xuất bản Văn học, 1981, tr. 110). Và GS. Trương Chính cũng đã có ý kiến: Lời thơ trong bài Phản chiêu hồn, sôi nổi mà đầy oán hận, không ra vịnh sử hoài cổ. Vì nếu thế thì giọng phải điềm tĩnh hơn, buồn man mác hơn, chứ đâu có cái áo não thắt ruột, thắt gan đến thế. Vì vậy, nếu giải thích như các ông Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh cho rằng tâm sự Nguyễn Du là tâm sự của một bầy tôi phải thờ hai vua thì chẳng những không có căn cứ chắc chắn, mà còn làm xóa mờ tính chất hiện thực và phê phán của bấy nhiêu bài thơ, là không nhìn thấy đó mới là tâm sự sâu sắc nhất của Nguyễn Du." (Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sách đã dẫn, tr. 41-43).